Con vắt ở vùng núi rừng Nam Trà My
Con vắt thường sẽ "ăn no" trước khi bạn phát hiện ra nó!
Vắt có nhiều tại các khu rừng nhiệt đới có độ ẩm khoảng 24-27 độ C. Các nhà khoa học tìm ra khung thời gian đi kiếm ăn của loài vắt thường từ 5-8 giờ sáng hoặc 17-19 giờ tối, khi nhiệt độ còn mát mẻ. Đặc biệt, khi trời mưa và không khí có độ ẩm cao là lúc vắt đi kiếm ăn mạnh nhất. Vắt rất "khôn". Chúng thường sống tập trung rình mồi ở những nơi có đường mòn, lạch nhỏ có nhiều người hoặc thú qua lại. Chúng cũng hay “phục kích” ở các hốc cây, hố trũng - nơi thú hay ẩn nấp hoặc làm tổ đẻ. Đặc biệt, khi trời mưa, vắt thường "bám trụ" đâu đó để tránh bị nước cuốn trôi. Thế nên sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều.
Con vắt thường rất hay gặp tại các con đường mòn trên núi rừng Nam Trà My
Vắt thường bám vào cơ thể, chọn những chỗ kín có nhiệt độ cơ thể cao hơn một chút để hút máu. Những chỗ dễ bị vắt bám nhất là bẹn, nách, cổ chân, sau đầu gối, tai… Vắt cũng thường chui vào bên trong giày, hút máu ở bàn chân, khiến nhiều người không hề hay biết.
Vắt đốt êm đến mức khi phát hiện ra thì nó đã căng mọng máu. Vắt tiết ra chất Hirudin khiến máu không đông để dễ dàng hút hơn. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy hơi ngứa, gai gai người khi bị vắt cắn. Vết cắn của vắt có thể gây chảy máu lâu và nếu không được xử lý kịp thời dễ gây nhiễm trùng.
À kế bên con vắt còn có con muỗi nữa, cũng đáng sợ không kém nơi rừng thiêng núi độc này 😅
---
Nhận xét
Đăng nhận xét